TIN TỨC
Danh mục
Bài viết mới nhất

Đọc vị 10 kiểu gian lận của nhân viên bán hàng

24/05/2017

Nhân viên bán hàng là vị trí quan trọng với cửa hàng bán lẻ, trực tiếp tương tác với khách hàng, thu tiền, trả hàng cho khách. Đây cũng là vị trí dễ phát sinh gian lận nhất. Để chủ cửa hàng có thể tìm ra những giải pháp ngăn ngừa thích hợp, Nhanh.vn sẽ giúp bạn "đọc vị" 10 kiểu gian lận phổ biến nhất của nhân viên bán hàng hiện nay:

doc-vi-10-kieu-gian-lan-cua-nhan-vien-ban-hang-2a

1. Bán hàng mà không lưu và in hóa đơn:

- Hành vi: Khách đến mua hàng và thanh toán, nhân viên bán hàng thu đủ tiền hàng của khách nhưng không tạo hóa đơn bán lẻ trên phần mềm quản lý bán hàng, đồng thời không in hóa đơn để đưa cho khách. Chiêu trò này thường được thực hiện với những khách hàng dễ tính, không cần nhận lại hóa đơn.
- Bên thiệt hại: Cửa hàng: Với kiểu gian lận này, giao dịch không hề được ghi nhận trên hệ thống trong khi hàng thì vẫn xuất đi. Nhân viên bán hàng có thể chiếm đoạt một phần hoặc toàn bộ số tiền khách trả.
- Giải pháp: Gắn camera theo dõi, buộc nhân viên bán hàng phải tạo, lưu và in hóa đơn khi bán hàng cho khách. Với những cửa hàng lớn, có thể thuê bảo vệ ở cửa ra vào,  yêu cầu khách trình hóa đơn và hàng mới cho ra (cách này đang được các hệ thống siêu thị và cửa hàng điện máy áp dụng, rất hiệu quả).

2. Cố tình làm tăng số tiền khách phải trả:

- Hành vi: Khi tạo hóa đơn cho khách, nhân viên bán hàng sẽ thêm một sản phẩm khác vào hóa đơn, hoặc tăng số lượng sản phẩm mà khách mua (mục đích là để làm tăng số tiền khách phải trả). Sau khi khách đi khỏi, nhân viên sẽ tạo một phiếu trả hàng để chiếm dụng số tiền chênh lệch. Những khách hàng thân thiết, khách quen (thường không kiểm tra lại hóa đơn) chính là nạn nhân của kiểu gian lận này.
- Bên thiệt hại: Khách hàng mua 5 sản phẩm, nhưng lại phải trả tiền cho 6 sản phẩm, hoặc phải trả tiền cho sản phẩm mà họ không hề mua. Và số tiền ấy lại rơi vào túi của nhân viên bán hàng.
- Giải pháp: Kiểm soát chặt chẽ hóa đơn trả hàng để phát hiện những giao dịch bất thường hay những nhân viên thường xuyên tạo hóa đơn trả hàng. Điều này chỉ có thể thực hiện được nếu bạn sử dụng một phần mềm bán hàng có tính năng tốt và giám sát được thao tác của từng nhân viên.

3. Tự ý chiết khấu, giảm giá cho khách quen, người nhà:

- Hành vi: Nhân viên bán hàng tự ý chiết khấu cho khách hàng là người thân, bạn bè mà không theo bất cứ quy định nào cả. Điều này thường xảy ra khi nhân viên bán hàng cố gắng chạy doanh số để được tăng lương, tăng thưởng.
- Bên thiệt hại: Cửa hàng: Việc tự ý chiết khấu không theo quy định sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu và lợi nhuận của cửa hàng, đây là chiêu trò dễ phát hiện, thường được những nhân viên lâu năm sử dụng khi đã nhận được sự tin tưởng từ chủ cửa hàng.
- Giải pháp: Ngăn ngừa việc tự ý chiết khấu. Với những cửa hàng sử dụng phần mềm để quản lý thì hãy cài đặt "chặn chiết khấu bằng tay". Mặt khác, chủ cửa hàng có thể tạo các nhóm, các cấp độ khách hàng trên phần mềm bán hàng và chỉ áp dụng chương trình chiết khấu cho một nhóm/cấp độ khách hàng nhất định.

4. Tích điểm cho bản thân, người quen:

- Hành vi: Khách đến mua hàng, nhân viên cố tình ghi nhận hóa đơn đó cho mình hoặc người quen để được tích điểm. Khi số điểm tích lũy đã nhiều thì nghiễm nhiên nhân viên đó được đổi quà hoặc giảm giá khi mua hàng.
- Bên thiệt hại: Cả khách hàng và cửa hàng đều bị thiệt hại với mánh khóe này: Khách thì không nhận được số điểm tích lũy mà họ đáng ra phải có, cửa hàng thì bị lợi dụng chính sách tích điểm.
- Giải pháp: Chặn sửa thông tin khách hàng khi tạo hóa đơn, để nghị khách hàng kiểm tra kỹ hóa đơn (cả tên và số điện thoại của khách) trước khi ra về. Ngoài ra, chủ cửa hàng có thể cài đặt tính năng gửi SMS báo tổng tiền hóa đơn, số tiền chiết khấu cho khách khi mua hàng (nếu sử dụng phần mềm bán hàng có tính năng gửi SMS).

5. Tính đúp sản phẩm khi thanh toán:

- Hành vi: Nhân viên bán hàng tính đúp số lượng sản phẩm, sau đó báo tổng tiền cho khách. Khách trả tiền xong thì nhân viên nhanh tay xóa sản phẩm bị đúp, sau đó mới in hóa đơn, đưa cho khách. Kiểu gian lận này thường gặp với khách hàng mua nhiều sản phẩm khác nhau hoặc mua sản phẩm với số lượng nhiều.
- Bên thiệt hại: Khách hàng: Cũng giống như ở trường hợp thứ 2, khách hàng nếu không kiểm tra lại hóa đơn thì sẽ bị mất tiền oan cho nhân viên bán hàng gian dối.
- Giải pháp: Đây là mánh khóe được "cải tiến" từ kiểu gian lận thứ 2, nên việc kiểm soát hóa đơn trả hàng trong trường hợp này là vô tác dụng. Cách duy nhất chính là đề nghị khách hàng kiểm tra kỹ hóa đơn trước khi ra về, đặc biệt là với khách mua nhiều sản phẩm.

6. Cho người quen mua hàng, mua nhiều nhưng thu tiền ít hơn:

- Hành vi: Người quen đến mua hàng, nhân viên cố tình tính thiếu sản phẩm hoặc thiếu số lượng sản phẩm để chiếm dụng sản phẩm bị thiếu đó.
- Bên thiệt hại: Cửa hàng chính là bên bị thiệt hại, và người quen của nhân viên vô tình thành đồng lõa trong trò ăn trộm gian dối này.
- Giải pháp: Rất khó tìm ra giải pháp nếu cả nhân viên và khách hàng thông đồng với nhau như vậy. Tốt nhất là doanh nghiệp hãy trang bị cho mình một phần mềm quản lý bán hàng thật tốt, kiểm soát được mọi hóa đơn bán hàng, mọi thao tác của nhân viên để hạn chế tối đa gian lận.

7. Tự làm phiếu trả hàng khống:

- Hành vi: Nhân viên tự ý làm phiếu trả hàng, số tiền doanh thu của cửa hàng sẽ giảm tương ứng, nhân viên ăn bớt số tiền đó, trong khi chẳng có sản phẩm nào được trả lại kho của cửa hàng cả.
- Bên thiệt hại: Cửa hàng: Mánh gian lận này không cần đến khách hàng, nên cửa hàng là bên chịu thiệt hại sau cùng.
- Giải pháp: Quản lý tốt hóa đơn trả hàng sẽ giúp bạn loại bỏ được kiểu gian lận này.

8. Hóa đơn được áp dụng chiết khấu, nhưng vẫn thu đủ tiền của khách

- Hành vi: Khách hàng không biết mình được áp dụng chiết khấu, nên nhân viên vẫn thu đủ tiền của khách, số tiền được chiết khấu sẽ rơi vào túi của nhân viên
- Bên thiệt hại: Khách hàng
- Giải pháp: Thông báo các chương trình khuyến mại, giảm giá một cách rộng rãi cho khách hàng biết (với khách lạ - có thể đặt bảng thông báo trực tiếp tại cửa hàng; với khách quen-sử dụng tính năng thông báo qua sms hoặc email trên phần mềm bán hàng), đồng thời yêu cầu khách hàng nhận và kiểm tra kỹ hóa đơn bán hàng.

9. Gộp nhiều hóa đơn làm 1 để gian lận chiết khấu hoặc quà tặng:

- Hành vi: Lợi dụng khách hàng không cần lấy lại hóa đơn, nhân viên bán hàng cố tính gộp nhiều hóa đơn lại sao cho hóa đơn đó đủ điều kiện được áp dụng khuyến mại, chiết khấu hoặc quà tặng, từ đó nhân viên chiếm dụng khoản chiết khấu, quà tặng đó.
- Bên thiệt hại: Cửa hàng.
- Giải pháp: Kiểm tra lại các hóa đơn được áp dụng chiết khấu, gọi điện xác nhận với khách hàng, yêu cầu khách hàng nhận hóa đơn bán hàng.

10. Đánh tráo hàng thật, hàng giả:

- Hành vi: Khi khách mua hàng, nhân viên sẽ đánh tráo sản phẩm thật khách mua bằng một sản phẩm giả, nhái (đã được nhân viên chuẩn bị sẵn), sản phẩm thật sẽ được nhân viên chiếm dụng và bán lại để kiếm lời.
- Bên thiệt hại: Khách hàng: sẽ nhận được sản phẩm giả, nhái, kém chất lượng. Không những thế, cửa hàng cũng sẽ bị thiệt hại về uy tín.
- Giải pháp: Kiểm soát những đồ dùng nhân viên bán hàng được mang theo khi làm việc.
 

Trên đây là 10 kiểu gian lận thường gặp nhất của nhân viên bán hàng hiện nay. Để ngăn chặn gian lận không khó, quan trọng là bạn cần có một quy trình chặt chẽ và một giải pháp quản lý hiệu quả. cụ thể trong các khâu:

- Chiết khấu, khuyến mại, quà tặng: Chặn chiết khấu bằng tay, kiểm soát danh sách khách hàng được hưởng chiết khấu/khuyến mại, sử dụng SMS để thông báo tổng tiền hàng, tiền chiết khấu, quà tặng cho khách sau khi mua hàng
- Tặng và tiêu điểm tích lũy: In số điểm tích lũy của khách lên hóa đơn (vừa khuyến khích khách đọc hóa đơn, lại vừa thúc đẩy khách quay lại mua hàng), xác nhận bằng SMS khi khách tiêu điểm tích lũy để tránh gian lận.
- Đảm bảo khách có Lấy và Đọc kỹ hóa đơn bán hàng: Thuê bảo vệ trưc cửa, hoặc tạo quy định thưởng cho khách hàng khi phát hiện nhân viên không đưa hóa đơn.
- Kiểm soát chặt chẽ doanh thu - số hàng xuất bán - số tồn thực tế: Chặn quyền xem báo cáo doanh thu, xem giá nhập, xem số tồn của nhân viên bán hàng.

Phần mềm bán hàng Nhanh.vn sẽ mang đến cho bạn những tính năng hữu ích trong việc quản lý nhân viên, giám sát mọi hoạt động tại cửa hàng, tích hợp SMS, email thông báo, đưa ra những báo cáo đầy đủ, chính xác giúp bạn quản lý công việc bán hàng của mình hiệu quả nhất.

Nhanh tay đăng ký dùng thử phần mềm quản lý bán hàng Nhanh.vn tại đây hoặc gọi đến số hotline 0989.834.491 để được tư vấn nhanh nhất!

social
5/5 (1 vote)

Nhanh.vn - Phần mềm bán hàng đa kênh

Tốt nhất, được sử dụng nhiều nhất
Hơn 100.000 cửa hàng đã tin dùng
Dùng thử miễn phí

CÔNG TY CỔ PHẦN NHANH.VN

Địa chỉ: 102 Thái Thịnh, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam

Số Giấy CNĐKDN: 0108824877, đăng kí lần đầu ngày 17/07/2019. Nơi cấp: Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội - Phòng đăng kí kinh doanh

Địa chỉ văn phòng:

Tầng 3, Hà Thành Plaza, 102 Thái Thịnh, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Hà Nội

Tầng 3, Số 70 Lữ Gia, Phường 15, Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh

Tài khoản ngân hàng:

Ngân hàng thương mại cổ phần Tiên Phong (TPBank)

Số tài khoản: 22823456666

Chủ tài khoản: Công ty cổ phần Nhanh.vn

Tải mobile app: Nhanh.vn

Nhanh.vn Android App Nhanh IOS App

Tài liệu cho developer

API Documentation

Lĩnh vực kinh doanh:

- Phần mềm quản lý bán hàng

- Thiết kế website

- Cổng vận chuyển

Điều khoản và chính sách và chính sách sử dụng các dịch vụ phần mềm